Bài tứ sắc là gì? Hướng dẫn cách chơi bài tứ sắc nhanh gọn và dễ hiểu nhất

bài tứ sắc
Rate this post

Bài tứ sắc là loại bài đã được xuất hiện từ rất lâu tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết đến hoặc chưa hiểu rõ luật chơi loại bài này. Nếu bạn muốn nhanh chóng hiểu được luật chơi loại bài này hãy cùng theo dõi bài viết ngay nhé! Sau đây unite4good.org tổng hợp toàn bộ những điều cần thiết để bạn chơi được tứ sắc

Khái niệm bài tứ sắc là gì?

Bài tứ sắc hay với tên gọi là bài bốn màu được chơi phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Cách xếp hình bài này đó là tạo thành từng nhóm bài hợp lệ bằng cách ăn quân mới và bỏ những quân bài khác, khá giống cách chơi tá lả. Tứ sắc có nguồn gốc từ bộ bài bên Trung Quốc.

Khái niệm về game bài tứ sắc
Khái niệm về game bài tứ sắc

Cách chơi tứ sắc khá đơn giản nhưng rất ít người đạt đến trình độ “cao thủ”, trên cơ so với người chơi khác. Bạn hãy tham khảo bài viết này để có thể nắm được cách chơi loại bài này nhé. Tứ sắc là trò chơi đòi hỏi bạn cần có nhiều may mắn, kỹ thuật và phụ thuộc khá nhiều vào bài đẹp hay xấu.

Hướng dẫn cụ thể cách chơi bài tứ sắc cho người mới

Nhiều người muốn chơi tứ sắc, nhưng lại chưa nắm rõ được luật lệ, cũng như cách tính điểm trong game này. Các bạn cần có những hướng dẫn chi tiết để chơi dễ dàng hơn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách chơi bài này giúp các bạn dễ chơi hơn.

Luật chơi bài tứ sắc như thế nào?

Bài tứ sắc có tất cả 112 lá bài với 7 đạo quân (xe, pháo, mã, tướng, sĩ, tượng, tốt), mỗi đạo quân có tổng cộng 16 là hài chia đều cho 4 màu khác nhau. Trong game bài này có 3 loại nhóm quân đó là nhóm quân chẵn, lẻ và rác (cu ki). Dưới đây là giải thích chi tiết về 3 loại nhóm quân này:

Nhóm quân bài chẵn là nhóm quân có từ 2 – 4 là bài giống nhau và cùng một màu, riêng Tốt thì có thể từ 3 – 4 là khác màu, quân tướng thì có thể từ 1 – 4 lá bài. Có 4 lá giống nhau và cùng màu gọi là quan (quằn), 3 lá giống đạo giống màu gọi là khạp.

Nhóm quân bài lẻ trong tứ sắc gần giống với tam cúc, đều là sự kết hợp của bộ ba gồm: Tướng – Sĩ – Tượng, Xe – Pháo – Mã. Lưu ý là các quân trong bộ 3 này phải cùng màu với nhau.

Luật chơi về game bài tứ sắc
Luật chơi về game bài tứ sắc

Đối với các quân tứ sắc thừa (còn gọi rác hay cuki) thì không được kết hợp làm bộ quân chẵn hay lẻ như trên. Tất cả những quân bài này được dùng để tới sao cho tròn bài, nếu như tới bằng bài lẻ sẽ phải đền bài.

Cách chia bài tứ sắc bạn nên biết

Trong quá trình chơi sẽ có một người làm nhiệm vụ chia bài (người làm cái) và cũng sẽ là người đánh quân bài đầu tiên. Mỗi lượt sẽ chia 5 lá cho từng người cho đến khi đủ 20 lá bài / người, người chia bài được cầm 21 lá. Số bài còn lại sẽ được úp xuống gọi là nọc dùng để bốc bài.

Hướng dẫn cách chơi bài tứ sắc đầy đủ nhất

Người làm cái sẽ đánh lá bài đầu tiên xuống bàn, lá bài đánh ra đầu tiên này được gọi là Tỳ. Người chơi tiếp theo nếu có quân bài hợp lệ ăn được Tỳ thì sẽ được quyền ăn và bỏ 1 lá bài rác xuống bàn rồi tiếp tục luật chơi. Nếu như không ăn được thì sẽ bốc một lá bài từ nọc lên, đồng thời mất quân chơi.

Hướng dẫn cách chơi trong trường hợp bài tới chẵn

Trong trường hợp này nếu muốn thắng cần đợi cho đối thủ hoặc người chơi bốc được quân tượng từ nọc. Hoặc khi người chơi có trên tay 2 lá của bộ chẵn mà đối thủ đánh ra thì được lấy thành bộ và tới bài. Đây là trường hợp khá dễ dàng để người chơi có được chiến thắng.

Hướng dẫn cách chơi trong trường hợp bài bụng

Khi người chơi có bộ Xe – Pháo – Pháo – Mã, Xe – Pháo – Mã – Mã hoặc Xe – Xe – Pháo – Mã thì được gọi là bài bụng. Trường hợp này sẽ tạo thế khó cho người chơi và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng xử lý để có thể tròn bài dành chiến thắng.

Chi tiết cách tính điểm trong chơi bài tứ sắc

Cách tính điểm khi chơi tứ sắc rất quan trọng giúp chúng ta xác định được người giành chiến thắng. Vì thế, người chơi bài cần phải hiểu rõ cách tính điểm của game này. Dưới đây là chia sẻ của unite4good.org về những quy tắc tính điểm trong game này:

  • Đôi: Không lệnh hay không được tính điểm nào
  • Tướng: 1 lệnh (Được tính một điểm).
  • 3 con khui: 1 lệnh (Được tính một điểm).
  • 4 con khui: 6 lệnh (Được tính sáu điểm).
  • Khạp và tới: 3 lệnh (Đều được tính ba điểm).
  • Quằn: 8 lệnh (Được tính tám điểm).
  • Bốn con chốt khác màu: 4 lệnh (Bốn điểm).
Cách tính điểm trong game bài tứ sắc
Cách tính điểm trong game bài tứ sắc

Kết thúc ván bài, số lệnh trên tay người chơi phải là số lẻ, nếu kết thúc bằng số chẵn thì coi là sai luật và sẽ bị phạt. Vậy nên hãy lưu ý điều này khi muốn dành chiến thắng bạn nhé.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm cũng như luật chơi, cách chơi bài tứ sắc cho những ai mới tập chơi loại bài này. Hy vọng qua bài viết của Game Bài Đổi Thưởng mọi người đã có thể chơi loại bài này một cách trơn tru và hiệu quả. Chúc mọi người có những giây phút thư giãn cùng loại bài thú vị này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *